Khám âm đạo phụ nữ là một bước bắt buộc trong quá trình khám phụ khoa. Nhằm giúp đỡ bạn gái trang bị thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà xin chia sẻ cách khám âm đạo phụ nữ có kèm video hướng dẫn chi tiết nội dung bài viết này không chỉ có ích cho các sinh viên sản phụ khoa mà chị em cũng nên xem hiểu hơn về kiến thức y khoa cũng như không còn ngại đi khám phụ khoa nữa.
- Âm đạo là bộ phận nhạy cảm trong bộ phận sinh dục của nữ giới. Do tiếp xúc với môi trường ngoài và luôn trong trạng thái ẩm ướt nên âm đạo dễ bị các tác nhân như vi khuẩn, nấm, vi rút tấn công ngược dòng, gây ra các bệnh lý như viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…… ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Phụ nữ cần khám âm đạo khi nào?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, chị em nên khám âm đạo định kì 6 tháng một lần hoặc ít mỗi năm một lần. Khám âm đạo phụ nữ cũng rất cần thiết khi chị em gặp phải các dấu hiệu bất thường như:
- Ra máu bất thường mà không phải do chu kỳ kinh nguyệt gây ra.
- Âm đạo ngứa ngáy và tiết nhiều dịch, có mùi hôi khó chịu.
- Đi tiểu bất thường, tiểu ra mủ, cảm giác nóng rát khi đi tiểu…
- Giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục, ra máu âm đạo sau khi giao hợp…
Những hiện tượng trên đều được coi là biểu hiện của bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Cách khám âm đạo phụ nữ như thế nào?
Chị em khi đăng ký khám âm đạo, cần phải nêu ra những biểu hiện bất thường để bác sĩ chẩn đoán bệnh phụ khoa và thực hiện thăm khám chính xác. Chị em cần lựa chọn thời điểm khám âm đạo phù hợp, tốt là một tuần sau ngày hành kinh đầu tiên hoặc ba ngày sau khi đã sạch kinh. Trước khi đi nên chuẩn bị trang phục thoải mái và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý. Các bước khám âm đạo của phụ nữ:
Bước 1: Thăm khám bên ngoài âm đạo
- Bác sĩ sẽ quan sát vùng kín, âm hộ xem xét các biểu hiện bất thường như dịch tiết âm đạo, sự xuất hiện của mụn cóc hoặc mụn rộp sinh dục….
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bằng tay để nhận biết những dị dạng bất thường ở vùng chậu.
Bước 2: Cách khám âm đạo bằng phễu soi mỏ vịt
- Phễu soi mỏ vịt được sử dụng để kiểm tra tỉ mỉ các ngóc ngách của âm đạo, lấy mẫu dịch âm đạo để tiến hành xét nghiệm trong một số trường hợp.
Bước 3: Soi vùng âm đạo bằng máy
- Thiết bị soi âm đạo sẽ giúp bác sĩ nhận biết được những bất thường trong âm đạo và cổ tử cung, đồng thời xác định mức độ tổn thương mà mầm bệnh gây ra.
Nhiều chị em cho rằng khám âm đạo phụ nữ gây ra đau đớn. Thực chất, khám âm đạo rất an toàn, không xâm lấn và không gây ra tổn thương. Đối với những trường hợp chưa quan hệ tình dục và chưa rách màng trinh thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách khác.
Vai trò của khám âm đạo phụ nữ
Khám âm đạo giúp chị em phát hiện hầu hết các bệnh ở vùng kín như:
- Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung … cùng các viêm nhiễm phụ khoa khác.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, sùi mào gà, herpes sinh dục…
- Bệnh ung thư cổ tử cung…
Lời khuyên của các chuyên gia: Khi có nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa chị em cần khám âm đạo càng sớm càng tốt. Việc phát hiện sớm khám âm đạo sẽ thuận tiện hơn cho quá trình điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và sức khỏe sinh sản.
Những chia sẻ về cách khám âm đạo phụ nữ như thế nào trên đây hi vọng đã cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích. Mọi băn khoăn nào khác về khám âm đạo, chị em có thể liên hệ đến số điện thoại 0325.780.327 – 0325.780.327 hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây.