Bị rong kinh làm sao hết? Rong kinh uống thuốc gì?

Bạn gái bị rong kinh cần phải điều trị càng sớm càng tốt, hiện tượng này không chỉ là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa mà còn có thể gây ra viêm nhiễm, để ảnh hưởng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản sau này. Vậy bị rong kinh làm sao hết hay bị rong kinh cần uống thuốc gì? Với những chia sẻ dưới đây, bạn gái sẽ hết lo lắng, băn khoăn khi bị rong kinh.

  • Thế nào là rong kinh? Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở nữ giới, đặc trưng bởi sự bong tróc có tính chu kỳ của nội mạc tử cung ra ngoài cơ thể, dẫn đến hiện tượng chảy máu. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái kéo dài từ 25 đến 31 ngày với thời gian hành kinh trung bình là từ 3-5 ngày và lượng máu kinh mất đi là 20-60ml. Rong kinh, rong huyết là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều của chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh là tình trạng hành kinh kéo dài trên một tuần, trong khi rong huyết là hiện tượng xuất hiện máu âm đạo mà không phải do chu kỳ kinh nguyệt gây ra.
bị rong kinh làm sao hết, bị rong kinh uống thuốc gì

Bài viết bạn quan tâm:

Bị rong kinh rong huyết phải làm sao?

Rong kinh là hiện tượng thường gặp ở nữ giới trong lứa tuổi dậy thì. Nếu như rong kinh kéo dài và mất máu nhiều thì nữ giới cần thu xếp thời gian đi khám càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu nguyên nhân rong kinh, rong huyết

  • Cần loại trừ rong kinh, rong huyết do các nguyên nhân thông thường như rong kinh tuổi vị thành niên, rong kinh liên quan đến thai nghén.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo, âm hộ, khám ngực, bụng và trực tràng, siêu âm tử cung và hai buồng trứng… để loại trừ các nguyên nhân polyp niêm mạc tử cung, u xư tử cung, rối loạn đông máu.

Điều trị nguyên nhân rong kinh.

Rong kinh rong huyết do rối loạn nội tiết cần tùy theo mức độ để điều trị. Nếu rong kinh ở mức độ nhẹ thì không cần điều trị, bệnh nhân sẽ tự theo dõi thêm tại nhà. Ngược lại, trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để can thiệp.

Bị rong kinh uống thuốc gì?

Chị em được uống thuốc điều trị rong kinh căn cứ vào nguyên nhân bệnh lý.

Điều trị nội khoa đối với rong kinh do rối loạn nội tiết tố.

  • Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố chính là thuốc ngừa thai. Trong thành phần của thuốc ngừa thai có chứa estrogen và progesterone giúp kinh nguyệt nữ giới đi vào ổn định.
  • Trong trường hợp máu vẫn ra nhiều, đe dọa nguy cơ thiếu máu cấp tính thì bác sĩ có thể tăng liều dùng gấp đôi hoặc thay thuốc uống bằng thuốc tiêm.
  • Sau khi uống thuốc trị rong kinh, chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau căng vú, ra huyết, ra nhiều máu…
  • Thời gian điều trị rong kinh có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng.

Rong kinh do mắc bệnh phụ khoa uống thuốc gì?

Nếu rong kinh do các bệnh phụ khoa gây ra như polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay rối loạn đông máu…  thì thường đi kèm với nhiều dấu hiệu riêng biệt khác:

  • Polyp nội mạc tử cung: Chảy máu quá mức trong hay giữa chu kỳ kinh nguyệt, hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
  • U xơ tử cung: Buồn tiểu thường xuyên, táo bón, đau lưng hoặc đau bụng…
  • Rối loạn đông máu: Chảy máu thường xuyên và nghiêm trọng, phân lẫn máu, cơ thể thường xuyên bầm tím, chảy máu trong khớp, nướu răng chảy máu…

Căn cứ vào các nguyên nhân gây rong kinh khác nhau mà việc điều trị khác nhau. Trong nhiều nguyên nhân, bác sĩ có thể kết hợp với việc điều trị nội khoa bằng thuốc với can thiệp ngoại khoa.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ bị rong kinh uống thuốc gì? Bị rong kinh làm sao hết? Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà bằng cách gọi điện đến số 0325.780.327 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được giúp đỡ.


Posted

in

by

Tags: