Rong kinh là một hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bạn gái bị rong kinh có thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu ra nhiều hoặc ít, gây ra những tổn hại về tâm lý và sức khỏe cho chị em. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị rong kinh trong bài viết dưới đây.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là gì?
Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái có các đặc điểm như sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt trung bình thường kéo dài 28 ngày.
- Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày.
- Lượng máu kinh ra trung bình từ 30-50ml.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 ngày cho đến 35 ngày, thời gian hành kinh nằm trong khoảng 3-7 ngày và lượng máu kinh ra từ 20-80ml thì vẫn có thể chấp nhận được.
Bài viết bạn quan tâm:
Hiện tượng rong kinh là gì?
Nữ giới được coi là rong kinh khi:
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
- Lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml.
Rong kinh thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ở lứa tuổi này, chức nang buồng trứng và nội tiết tố estrogen của chị em bị suy giảm nhiều, dẫn đến hiện tượng rong kinh.
Phân biệt hiện tượng rong kinh và rong huyết.
- Rong kinh là một rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh chính là sự bong ra của mảng niêm mạc tử cung theo chu kỳ, lượng máu thường ra nhiều.
- Rong huyết là tình trạng máu chảy từ âm đạo, máu kinh có thể xuất phát từ nhiều bộ phận khác của cơ quan sinh sản như buồng trứng hoặc âm đạo, lượng máu ra ít hơn.
Nguyên nhân của rong kinh
- Giai đoạn dậy thì: Ở giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái chưa ổn định, hành kinh có thể kéo dài trên 7 ngày, gây ra rong kinh.
- Giai đoạn tiền mãn kinh: Chị em trên 45 tuổi sẽ bị rong kinh do sự sụt giảm đột ngọt về lượng estrogen trong cơ thể.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai là rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh hoặc gây rong kinh…
- Sau phá thai: Bạn gái sau phá thai bằng thuốc hoặc hút thai sẽ bị rong kinh trong một khoảng thời gian. Đây là hiện tượng thường gặp và không có gì đáng lo lắng.
- Mắc bệnh phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa, u xơ cổ tử cung, buồng trứng đa nang, thậm chí là ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung… đều có thể gây ra rong kinh.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn gái bị rong kinh kéo dài, máu kinh không đông, kèm theo hiện tượng đau bụng kinh dữ dội, hơi thở ngắn và dốc, người mệt mỏi… thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra bệnh phụ khoa.
Rong kinh có nguy hiểm không? Lời khuyên dành cho bạn gái khi bị rong kinh?
Rong kinh không chỉ làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt và làm việc, mà còn khiến cho chị em gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như:
- Gây thiếu máu: Tình trạng mất máu trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sức tập trung suy giảm, dễ bị choáng, ngất…
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Môi trường máu kinh ra nhiều trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm phát triển, gây ra viêm nhiễm phụ khoa.
- Khó thụ thai: Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn gái.
Lời khuyên: Bạn gái phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, thay băng vệ sinh ít mỗi 4 tiếng một lần; tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe… và nhớ gặp bác sĩ tư vấn, thăm khám khi thấy cần thiết.
Cách điều trị rong kinh
Bạn cần phải xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng rong kinh để có hướng xử lý phù hợp:
- Nếu bị rong kinh do sử dụng thuốc tránh thai thì nên ngừng sử dụng và thay thế bằng biện pháp tránh thai khác.
- Nếu nghi ngờ rong kinh do mắc bệnh phụ khoa, hoặc do tùy tiện uống thuốc phá thai tại nhà… thì hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.
Việc điều trị rong kinh tại cơ sở y tế chuyên khoa phụ thuộc vào bệnh phụ khoa và tình trạng sức khỏe của từng người. Nếu bạn gái bị rong kinh lâu thì bác sĩ có thể sử dụng thuốc cầm máu. Trường hợp nghiêm trọng , bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ buồng trứng nếu như bệnh nhân không còn ý định sinh con.
Các biện pháp phòng ngừa
- Chị em dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường, tránh làm việc nặng nhọc.
- Giữ cho tâm trạng thoải mái, thư giãn.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều chất sắt cho cơ thể để tăng cường lượng máu cần thiết.
- Ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, tập thể dục điều độ.
- Không nên quan hệ tình dục cho đến khi hiện tượng rong kinh chấm dứt.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà về nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng rong kinh. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, chị em có thể liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây để được giải đáp.